Nguyệt thực là gì? nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nguyệt thực

0
262
Mời bạn để lại đánh giá cho bài viết

Trong vật lý lớp 7 phần ứng dụng định luật bảo toàn của ánh sáng có nhắc đến hiện tượng nhật thực và nguyệt thực. Đây đều là những hiện tượng thiên văn với sự góp mặt của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời. Trong bài biết này chúng tôi sẽ nhắc lại kiến thức về nguyệt thực là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nguyệt thực. Hãy cùng tham khảo nội dung dưới đây nhé!

Nguyệt thực là gì?

Nguyệt thực là gì vật lý 7 đã được học. Và nó được hiểu là hiện tượng thiên văn khi mà Mặt Trời – Trái  Đất- Mặt Trăng lần lượt được xếp trên một đường thẳng hoặc gần thẳng. Khi Trái Đất ở giữa thì nó sẽ che đi ánh sáng của mặt trời chiếu đến mặt trăng. Lúc đó sẽ không có ánh sáng phản xạ từ mặt trăng đến trái đất nữa. Và hiện tượng này được gọi là hiện tượng Nguyệt thực.

hien-tuong-nguyet-thuc-la-gi

Trong tiếng anh nguyệt thực là gì? Chúng được gọi với cái tên là “Eclipse of the Moon” hoặc  “Lunar Eclipse”. Có thể gọi vắn tắt ngắn gọn hơn là “Eclipse”

Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi nào

Các bạn nên nhớ rằng Mặt Trăng không tự phát sáng, chúng ta nhìn thấy ánh sáng của mặt trăng là nhờ vào ánh sát của mặt trời chiếu vào nó và phản xạ lại trái đất. Vậy nên nguyệt thực xảy ra khi nào? Đó là khi ánh sáng của Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng bị Trái Đất chặn lại. Lúc đó Mặt Trăng sẽ nằm sau Trái Đất và bị che lại, không còn ánh sáng mặt trời chiều vào nữa. 

Xem thêm: Nhật thực là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực

Kiến thức này rất dễ nhớ nên nếu như ai đó hỏi bạn nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nguyệt thực hay hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi nào thì bạn sẽ có ngay câu trả lời. Hoặc có thể đùa rằng đó là lúc “mặt trăng trốn mặt trời” mất rồi. 

Phân loại nguyệt thực

Hiện tượng nhật thực nguyệt thực cũng có nhiều điểm tương đồng. Nếu ở nhật thực chia làm 2 loại chính là nhật thực toàn phần và nhật thực một phần thì ở nguyệt thực cũng vậy. Cụ thể là:

  • Nguyệt thực toàn phần: Là hiện tượng khi mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất. Lúc này Trái Đất che khuất hoàn toàn mặt trăng. Có nghĩa là ánh sáng chính của mặt trời không còn chiều đến mặt trăng nữa. Chúng ta có thể nhìn thấy được là do các tia sáng có bước sóng dài chiếu tới mặt trăng và làm cho nó có màu tối đỏ. Đây là nguyệt thực toàn phần và còn gọi là “Trăng Máu”
  • Nguyệt thực một phần: Là hiện tượng khi Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng nằm trên một đường gần thẳng. Lúc này trái đất chỉ che đi một phần của mặt trăng, nên ánh sáng mặt trời vẫn còn có thể chiếu tới một phần của mặt trăng. Nguyệt thực một phần cũng có thể xuất hiện trước hoặc sau khi nguyệt thực toàn phần diễn ra. 

nguyen-nhan-nao-dan-den-hien-tuong-nguyet-thuc

Ngoài nguyệt thực toàn phần và nguyệt thực 1 phần ra thì còn có nguyệt thực nửa tối. Đây là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng nửa tối của Trái đất. Lúc này khi đứng từ Trái Đất thì ra sẽ thấy một cái bóng mờ phủ lên bề mặt Mặt Trăng. Đặc biệt khi trời quang mây sẽ thấy mặt trăng có màu bạc tối suốt quá trình xảy ra hiện tượng nguyệt thực. 

Sự giống và khác nhau giữa nhật thực và nguyệt thực

  • Giống nhau

Hiện tượng nhật thực và nguyệt thực giống nhau ở chỗ là chúng xảy ra khi Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng cùng trên một đường thẳng hoặc gần thẳng. Cả hai hiện tượng này đều được phân 2 dạng là toàn phần và một phần.

  • Khác nhau

Nguyệt thực và Nhật thực khác nhau ở chỗ là đối với Nhật Thực thì Mặt Trăng ở giữa Mặt Trời và Trái Đất. Còn Nguyệt Thực thì Trái Đất sẽ ở giữa Mặt Trời và Mặt Trăng. 

Ngoài phân loại toàn phần, 1 phần thì ở Nhật Thực còn có Nhật Thực vòng khuyên (Nhật thực vòng lửa) và Nhật Thực lai. Còn Nguyệt Thực có thêm một loại nữa là Nguyệt Thực nửa tối.

Hiện tượng Nguyệt thực ít xảy ra hơn so với Nhật Thực và trong 5 năm thì sẽ có một năm sẽ không diễn ra hiện tượng Nguyệt Thực. 

Ngắm trăng nguyệt thực

Hẳn là các bạn cũng muốn ngắm xem trăng nguyệt thực như thế nào đúng không? Các bạn nên biết thì nguyệt thực dễ quan sát hơn rất nhiều so với Nhật thực. Bạn cũng không cần phải sử dụng kính thiên văn để quan sát. 

nguyet-thuc-la-gi-vat-ly-7

Ở Việt Nam, hiện tượng Nguyệt Thực gần đây nhất diễn ra vào ngày 19/11/2021. Lúc đó trái đất che khoảng 97% mặt trăng và chúng ta đã được quan sát rõ nhất ở khu vực Miền Bắc. Hiện tượng này kéo dài tận 41 giờ nhưng ở Hà Nội chỉ có thể quan sát được một phần và kéo dài khoảng 30 phút.

Theo tính toán thì trong năm 2022 vào  4 giờ 11 sáng 16-5 theo giờ quốc tế sẽ có Nguyệt Thực. Lúc đó vào khoảng 11 giờ 11 phút theo giờ Việt Nam. Như vậy chúng ta sẽ không thể quan sát được hiện tượng này. Còn lần thứ hai, Nguyệt Thực  toàn phần sẽ diễn ra vào ngày ngày 8-11. Ở Việt Nam thì có thể quan sát được một phần “trăng máu”. 

Xem thêm: 

Phía trên đã giải thích cho các bạn hiểu về hiện tượng nguyệt thực là gì. Hi vọng bạn sẽ có những lần được gặp và quan sát được những điều kỳ thú từ thiên nhiên tạo ra.