Cá tháng tư là ngày mấy, nguồn gốc ý nghĩa ngày cá tháng 4

0
427
Mời bạn để lại đánh giá cho bài viết

Nếu như bạn nói dối và đánh lừa người khác, thì chắc chắn sẽ bị nhận những lời chỉ trích, la mắng và thậm chí bị người đó ghét bỏ, tức giận. Tuy nhiên khi bạn nói dối vào ngày 1/4  thì sẽ không gặp bất cứ tác hại nào. Mọi người cũng không la mắng và còn cho đó là một trò đùa thú vị. Vì sao nói dối vào ngày 1/4 lại không bị làm sao? 1/4 là ngày gì? Nguồn gốc ý nghĩa ngày cá tháng tư? Nội dung dưới đây sẽ cho bạn biết điều đó.

Ngày cá tháng tư là ngày gì?

Ngày cá tháng tư là ngày mấy? Đó là vào tháng 4 dương lịch mỗi năm, ngay từ ngày đầu tiên của tháng sẽ là ngày hội nói dối. Ngày 1/4 còn được gọi là ngày cá tháng tư. Vào ngày này thì mọi người được tự do nói dối, nói khoác, trêu đùa người khác mà không bị họ trách móc hay giận dỗi. Ngày cá tháng tư rất phổ biến với nhiều quốc gia trên thế giới. Có nhiều nước tổ chức lễ hội và có nhiều trò chơi hay quy định về việc nói dối cho ngày đó. 

ca-thang-tu-la-ngay-may

Tuy nhiên lưu ý là việc nói dối, trêu đùa cũng cần có chừng mực. Việc nói dối ở đây khác với việc lừa đảo, trục lợi hay dối lừa để làm điều ác ý, phản cảm với người khác. 

Xem thêm:

Các bạn đừng nhầm lẫn ngày 1/4  với ngày 1/5 nhé. Nhiều bạn thắc mắc ngày 1/5 là ngày gì thì chúng tôi cũng xin trả lời luôn ngày 1/5 là ngày Quốc Tế Lao Động. Còn ngày 1/4 mới là ngày “nói dối” hay gọi là ngày “Cá tháng tư”

Nguồn gốc ngày cá tháng tư

Có rất nhiều người biết ngày 1/4 là ngày nói dối, nhưng lại không hề biết về nguồn gốc của ngày này bắt đầu từ đâu. Theo nhiều thông tin truyền lại thì được biết ngày Cá tháng tư được bắt nguồn từ nước Pháp. Bắt đầu phải kể đến khoảng thời gian vào thế kỉ 16 ở nước Pháp sẽ tổ chức mùa hội hằng năm. Lễ hội đó được tổ chức vào đầu tháng tư và được xem là ngày đầu tiên của mùa xuân. Sau này đến năm 1582 thì đã chuyển ngày đầu năm với vào ngày 1/1 hằng năm. 

nguon-goc-ngay-ca-thang-tu-la-ngay-gi

Sắc lệnh của Hoàng Đế Charles IX  cho chuyển đổi năm mới từ ngày 1/4 sang ngày 1/1. Nhưng vì ngày đó việc truyền tin rất lạc hậu đó là dùng cách chạy bộ để đưa tin. Nên khắp người dân trên đất nước Pháp không phải ai cũng biết lệnh chuyển đổi ngày năm mới đó. Thêm vào đó một số người dân vì đã quen với ngày 1/4 là ngày lễ năm mới rồi, nên họ có nghe thấy tin thông báo nhưng vẫn cố tình đón năm mới vào ngày cũ. Chính vì sự ngoan cố và thông tin thông báo chậm trễ nên ngày 1/4 bị quy chụp lại là ngày “nói dối”, làm trò cười cho mọi người.

Cũng chính vì lẽ đó mà ngày 1/4  được gọi là “ngày nói dối” hay là ngày “Cá tháng 4”.

Ở thế kỉ 18 thì ngày cá tháng tư đã được người Anh, các thuộc địa Bắc Mỹ tiếp nhận và lâu dần thì ngày này trở thành lễ hội “nói dối” quốc tế  trong năm và được rất nhiều quốc gia trên thế giới hưởng ứng. 

Ý nghĩa

Vì là một ngày lễ hội quốc tế nên chắc chắn ngày Cá tháng 4 sẽ mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Vào ngày này thì những trò lừa độc đáo, lời nói dối, đánh lừa người khác rất ngoạn mục đầy thú vị được ra đời. Ý nghĩa chính của ngày 1/4 chính là mang đến tiếng cười, những giây phút vui vẻ bên nhau. 

ngay-1-4-la-ngay-gi

Những lời nói dối ngày Cá tháng tư hoàn toàn vô hại. Sẽ không có bất cứ lời trách móc nào hay tác hại gây ra làm mọi người khó chịu khi bị người khác nói dối, chọc ghẹo. Tại Pháp, những người bị lừa sẽ được gọi là Poissons D’Avril nghĩa là “những con cá tháng Tư”. Ở Việt Nam, ngày 1/4 du nhập vào khoảng thời gian mà Pháp chiếm đóng. 

Xem thêm:

Thường thì việc nói dối, chọc ghẹo xảy ra với bạn bè, người thân trong gia đình. Vì đó là trò đùa vô hại, gây tiếng cười, nên tạo cảm giác thoải mái, thú vị. Nhưng nhớ không nên áp dụng với người lạ hay tạo ra những trò đùa quá trớn khiến người bị lừa khó chịu.

Những điều thú vị về ngày cá tháng tư ở các nước trên thế giới

Tùy vào mỗi quốc gia, mỗi gia đình sẽ có cách tổ chức trò chơi hay tiếp nhận ngày cá tháng tư theo cách riêng. Chẳng hạn như ở nước Anh thì ngày “nói dối” bắt đầu từ sáng sớm và kết thúc vào buổi trưa. Nếu ai đó nói dối hay đùa giỡn người khác sau buổi trưa thì những người đó được coi là “kẻ ngốc nghếch”. Nhưng nếu ai đó bị lừa vào lúc sáng sớm thì lại được gọi là “kẻ ngốc”.

Ở Pháp, những người bị lừa được gọi là “những con cá tháng Tư” (Poissons D’Avril). Ngày này được gọi là April fools, trong tiếng Pháp được gọi là “Cá Tháng Tư”.

ngay-noi-doi-la-ngay-nao

Ở Mexico khác với các quốc gia khác. Ngày nói dối được tổ chức vào ngày 28/12. Ngày này ở Mexico không phải là ngày để trêu ghẹo, nói dối mà để tưởng nhớ và mang thông điệp vui vẻ. Vì ngày này trùng với ngày thảm sát trẻ em vô tội bởi sắc lệnh của vua Herod. Để quên đi thời khắc đó, người dân đã chọn ngày 28/13 là ngày nói dối để giúp mọi người thư giãn bởi những trò đùa nhẹ nhàng.

Ở Scotland ngày cá tháng tư ngày xưa được gọi là săn chim cúc cu (Hunt the Gowk). Trong tiếng của người Scotland từ “Gowk” còn có nghĩa khác là “Kẻ ngốc”. Bắt đầu với trò chơi chọc ghẹo, trêu chọc sau lưng người khác. Chẳng hạn bằng cách dán mảnh giấy sau lưng và được gọi là “ngày vuốt đuôi”. Sau đó dựa trên trò chơi của người xưa nên ngày nay phát triển thành một trò chơi khác với ý nghĩa là “hãy đã tôi một phát”. Những người bị trêu chọc được gọi là “Gowk” (Kẻ Ngốc).

Ở Việt Nam, sau di du nhập ngày cá tháng tư vào thì mọi người quen thuộc gọi là ngày “nói dối”. Ngày này được các bạn trẻ hưởng ứng rất nhiều. Cứ đến ngày 1/4 là rất nhiều thanh niên sẽ chơi trò tỏ tình. Nếu như bị từ chối thì hẳn là các thanh niên đó sẽ bông đùa đó là lời nói dối mà thôi. Như thế sẽ không phải xấu hổ và nhiều trường hợp tỏ tình thành công. Ngoài ra còn có các trò đùa khiến “nạn nhân” dở khóc dở cười. Nói chung vào ngày này lừa được nhiều người thì càng thấy thú vị. 

Các quốc gia kết thúc ngày cá tháng 4 vào buổi trưa ngoài Anh thì còn có Canada, Úc, New Zealand….Còn các nước tổ chức cả ngày như Pháp, Mỹ, Ireland, Ý, Bỉ…

Phía trên chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn biết ngày 1/4 là ngày gì. Hiểu được nguồn gốc, ý nghĩa của ngày đặc biệt này sẽ cho bạn thêm nhiều điều thú vị, bất ngờ. Nhớ hãy chuẩn bị những trò trêu đùa, chọc ghẹo mọi người trong ngày “nói dối” nhé. Đừng để mình trở thành chú cá bị trêu đùa đấy.